Bệnh Thường Gặp

Chứng lác mắt và những nguyên tắc khi điều trị

Chứng lác mắt là gì

Đa số các trường hợp lác mắt (dù ở trẻ em hay người lớn) không bao giờ tự khỏi nếu không được điều trị, ngoại trừ hai trường hợp sau:

  • Tình trạng giả lác do nếp bẹt mí hoặc do khuôn mặt có dạng đặc biệt, nhìn giống lác.
  • Lác tạm thời do liệt thần kinh điều khiển cơ hoặc cơ vận nhãn sau sang chấn hoặc do nhiễm virus.
Trường hợp này thường xảy ra sau một chấn thương đầu hoặc sau một đợt cảm cúm, kéo dài không quá 6 tháng. Nếu sau 6 tháng vẫn tồn tại thì phải điều trị, mắt mới ngay trở lại.
Tình trạng lác mắt trong một thời gian dài (trên 2 năm) có thể dẫn tới các tổn thương chức năng mắt trầm trọng: nhược thị ở mắt lác (thường xuyên nhìn mờ hơn mắt kia), mất thị giác hai mắt. Ở trẻ nhỏ, các chức năng này chỉ có thể hồi phục nhờ tập luyện. Người trên 15 tuổi nếu đã mất các chức năng này thì không thể hồi phục được, chỉ có thể phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh lại mắt lé mà thôi.

Điều trị chứng lác mắt trên nguyên tắc có 5 bước:

  1. Điều chỉnh kính ở các bệnh nhân lác có kèm tật khúc xạ để đạt được thị lực cao nhất, giúp quá trình điều trị lác trở nên dễ dàng hơn.
  2. Tập để khắc phục nhược thị nếu có mắt bị nhược thị.
  3. Tập hồi phục thị giác hai mắt nếu chức năng này yếu hoặc đã mất.
  4. Các bài tập cơ giúp làm mạnh cơ yếu hoặc làm giãn cơ cường.
  5. Phẫu thuật chỉnh cơ nếu bệnh chưa hết với các phương pháp trên.

Đối với người trên 15 tuổi, chỉ điều trị với các bước 1 – 4 – 5.
Không có kính điều chỉnh lác, chỉ có kính điều chỉnh tật khúc xạ đi kèm với lác.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button