Các Bệnh Tim Mạch

Mỡ trong máu dưới góc nhìn khách quan

Mỡ trong máu cao có nguy hiểm khôngRối loạn chuyển hóa chất mỡ (dân gian gọi là mỡ trong máu) là một nguy cơ đối với tim mạch nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn được.

Lipid (chất mỡ) là một trong những chất cơ bản cần thiết để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, cùng với chất đạm (protein) và chất đường (gluxit). Rối loạn chuyển hóa chất đạm gây suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa chất đường, bột gây nên bệnh tiểu đường còn rối loạn chuyển hóa chất mỡ thì gây bệnh tăng cholesterol máu hay cao mỡ trong máu, là yếu tố quan trọng gây ra mảng xơ vữa làm nghẹt mạch máu.
Các chất mỡ có trong thành phần thức ăn (mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, da gà, da heo, lòng đỏ hột vịt, hột gà, gan, lòng heo, bò…) được hấp thụ qua ruột và đưa vào máu để lưu thông trong máu dưới dạng đặc biệt gọi là lipoprotein chứa chất mỡ (như cholesterol và triglicerid), lưu thông trong máu, đưa các chất mỡ cho các mô, cơ bắp sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động như co cơ, vận động… Hoặc nó chuyển hóa thành mô mỡ đọng lại dưới da (như ở bụng, mông, đùi…). Chúng là mỡ dự trữ sẽ dùng tới trong trường hợp nguồn cung cấp từ thức ăn không có chất mỡ nào nữa, ví dụ như khi kiêng ăn, nhịn đói. Sự tồn tại của chất mỡ trong máu là điều bình thường; hốt hoảng vì “mỡ trong máu”, “mỡ lộn máu”, “cơ mỡ trong máu” là không đúng. Nhưng nếu mỡ trong máu cao quá mức bình thường thì nó sẽ trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Cũng cần nói rõ là người có chỉ số mỡ trong máu cao dễ bị bệnh tim mạch, những người có chỉ số này bình thường cũng không chắc là không mắc bệnh tim mạch.
Mỡ trong máu có nhiều loại khác nhau và chỉ có xét nghiệm đầy đủ mới biết được. Thầy thuốc sẽ tùy theo kết quả xét nghiệm để quyết định việc chọn thuốc điều trị và cho lời khuyên thích hợp về chế độ ăn uống, kiêng cữ. Bệnh nhân không nên tự ý đi làm xét nghiệm và cũng không cần thiết phải đi kiểm tra quá nhiều lần và thời gian quá ngắn (như cách vài ngày). Khi có kết quả, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, không quá sợ hãi cũng không quá chủ quan.

Chế độ điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện thể dục, dưỡng sinh, cữ thuốc lá, ăn kiêng, tránh mỡ động vật, tránh ăn lòng đỏ hột gà, hột vịt, tránh ăn da gà, da heo, lòng heo, lòng bò. Người lớn tuổi không nên ăn ngọt nhiều, việc kiêng cữ là việc làm lâu dài gần như suốt cuộc đời, tốt nhất nên luyện thành thói quen ăn uống.

Thuốc điều trị bệnh mỡ trong máu cao:

Có hai nhóm chính là nhóm Statin (như Simvastatin, Pravastatin, Flucvastatin…) và nhóm Fibrat (như Fenofibrat, Chlofibrat, Gemfibrozil). Việc lựa chọn thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân cũng như liều lượng, thời gian uống và cách theo dõi phải do thầy thuốc quyết định.
Nhiều thuốc dân gian, thuốc y học cổ truyền như dầu cá, tỏi, trà xanh, ngưu tất… cũng có thể giúp ích nhưng không được chứng minh một cách khoa học, liều lượng thường tùy tiện, kết quả không khẳng định được ở mọi bệnh nhân.

Tóm lại:

Rối loạn chuyển hóa mỡ, thường gọi là mỡ trong máu, là một yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim mạch, yếu tố này có thể chẩn đoán được sớm, qua đó điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống và những biện pháp này không đủ điều chỉnh các rối loạn mỡ trong máu, thầy thuốc sẽ cân nhắc lựa chọn một thứ thuốc hạ mỡ trong máu thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Đừng quên rằng dù có uống thuốc, việc luyện tập kiêng cữ là biện pháp quan trọng, lâu dài nhất và cũng đỡ tốn kém nhất.

PGS Đặng Vặn Phước (Đại học Y dược TP HCM)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button