Bệnh Răng- Hàm Mặt

Bệnh nha chu – nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh nha chu còn được gọi là bệnh mủ chân răng, bệnh ung xỉ và xỉ mủ. Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm.

bệnh nha chu

Nguyên nhân:

Do không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, sau khi ăn không chải răng ngay. Khi răng miệng giữ không sạch, độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra gây kích thích nướu và vi khuẩn “phục kích” ở kẽ răng, ở nướu làm nướu sưng đỏ, gây cảm giác khó chịu. Cao răng bám sâu xuống nướu gây viêm nướu dẫn đến tiêu xương, tạo ra túi mủ, làm nướu bị tách ra không bám dính vào răng nữa, dây chằng và xương ổ răng bị tiêu hủy, tạo thành hệ thống túi mủ, răng lung lay ở nhiều mức độ nặng nhẹ, sau đó phải nhổ bỏ.

Triệu chứng:

Bệnh nha chu phát từ nướu răng, gây chảy máu nướu, viêm tấy ửng đỏ làm đau nhức khó chịu. Dần dần, răng sẽ lung lay ngã theo nhiều hướng, xáo trộn khớp cắn. Trường hợp nặng hơn kèm theo xuất hiện mủ quanh cổ răng (abces dentaire), lấy tay ấn nhẹ mủ sẽ tràn ra, miệng có mùi hôi. Cuối cùng là răng rụng hàng loạt.

Cách chữa trị:

ở mức độ nhẹ, việc chữa trị trước hết là đến nha sĩ lấy sạch cao răng và dùng thuốc chuyên khoa tại chỗ (Sédative, Sindolor…). ở mức độ trung bình cũng có thể chữa trị như trên, nhưng trong thời gian dài hơn. ở mức độ nặng, ngoài việc làm sạch cao răng, còn phải tạo vạt nướu, ghép nướu, ghép mô liên kết, ghép xương san hô Bio-Crorail. Ngoài ra, còn phối hợp dùng thuốc kháng sinh Amoxycline, Rovamyxin và thuốc chải răng, thuốc bôi như Arthrodont, Nifluril, Parogencyl, Thymodol…

Phòng ngừa:

Phải làm vệ sinh răng miệng cẩn thận, đầy đủ, mỗi người một bàn chải riêng, sử dụng đúng phương pháp và dùng chỉ tơ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamine. Tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khám răng miệng định kỳ (3 tháng khám 1 lần). Trám các răng sâu và thay thế các răng đã mất bằng cách làm lại răng giả để có đủ sức nhai. Chế độ lao động, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp ly . Không được sử dụng răng cắn những vật cứng gây sang chấn và chấn thương khớp cắn. Các răng mọc lệch lạc cần được khám và điều chỉnh.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button