Bài Thuốc Dân Gian
Chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày là vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức phía bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi, và đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần. Viêm loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết.
Mật ong, hoa hồng:
- Chữa trị: Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Liều lượng, cách dùng: Hoa hồng 5g, hòa trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào, uống dần
- Tác dụng; Giảm chua, lợi tràng, giảm đau
Đậu phụ, đường đỏ:
- Chữa trị: Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Liều lượng, cách dùng: Mỗi ngày dùng 2-4 tấm đậu phụ, 60g đường, cho vào bát nước, nấu sôi chín trong 10 phút, ăn với cơm.
- Tác dụng: Giảm chua, cầm máu
Bột tam thất, ngó sen, trứng gà:
- Chữa trị: Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 quả trứng gà đập vào trộn với 30ml nước ngó sen, 3g bột tam thất, hấp cách thủy
- Tác dụng: Cầm máu, giảm đau, tan huyết tụ
Cây sen cạn, táo tầu:
- Chữa trị: Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50g cây sen cạn, 8-10 quả táo tầu, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước
- Tác dụng: Bổ thận, bổ huyết, cầm máu
Gừng tươi, lá hẹ, sữa bò:
- Chữa trị loét dạ dày do vị hàn.
- Liều lượng, cách dùng: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, rửa sạch thái nhỏ, giã vắt lấy nước, hòa vào 250ml sữa bò (sữa tươi hoặc pha bằng 2 thìa sữa bột), đun sôi, ăn nóng.
- Tác dụng: Chữa khỏi chứng viêm loét dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết