Bệnh Răng- Hàm Mặt

Bệnh áp xe răng: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu răng có một lỗ sâu mà không trám ngay, lỗ sâu này sẽ lớn dần và ngày càng đi gần đến tủy răng. Vi khuẩn từ lỗ sâu sẽ đi theo ống tủy chân răng đến vùng chóp gốc răng và có thể tạo mủ, thành áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây đau dữ dội.

Bệnh áp xe răng

Triệu chứng của bệnh áp xe răng:

  • Đau liên tục ngay cả khi đi ngủ.
  • Cảm thấy răng dài ra và hơi lung lay.
  • Đau khi gõ dọc răng.
  • Có bọc mủ ở trên nướu, gần chân răng.
  • Sưng nướu quanh răng hay sưng mặt bên cùng phía với răng đau.

Điều trị áp xe răng:

  • Nếu mặt không sưng: Cần nhổ răng ngay (trừ trường hợp có khả năng chữa được ống tủy răng) để giúp cho mủ thoát ra từ ổ răng và làm giảm đau. Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, kèm thuốc giảm đau.
  • Nếu mặt có sưng: Dùng kháng sinh, đồng thời nhổ răng ngay để nhanh chóng loại trừ nguyên nhân.

Cần lưu ý là khi sưng, thuốc tê ít tác dụng. Có thể dùng Erytromycin 250 mg (12 viên), uống 3 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh lâu ngày hơn: Erytromycin 250 mg (20 viên). Uống 5 ngày.

Khi nhổ răng rồi, có thể dùng thuốc kháng sinh thêm 3 ngày nữa. Nếu bọc mủ đã hình thành nhiều, có thể rạch thoát mủ bằng dao vô trùng hay đầu thám châm đã tiệt khuẩn kỹ lưỡng:

  • Đắp một khăn nhúng nước ấm trên mặt.
  •  Ngậm nước ấm trong miệng, gần chỗ sưng.
  • Dùng thêm thuốc giảm đau: Paracetamol (12 – 18 viên). Uống 2 – 3 ngày, ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên. Đối với trẻ em, phải giảm liều lượng và không dùng Tetracillin vì làm đổi màu răng.

Dùng thuốc:

  • Erytromycin 250 mg (6 viên), uống 3 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Paracetamol 500 mg. Trẻ em 8-12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày; 3-7 tuổi: 1/2 viên x 3 lần/ngày; 1-2 tuổi: 1/4 viên x 3 lần/ngày.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button